Nhục thân Thiền Sư Huệ Năng

Huệ Năng (zh. huìnéng/ hui-neng , ja. enō), 638-713, là vị Tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Quốc, môn đệ và pháp tự của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn.

       Trước Huệ Năng, Thiền còn mang nặng ảnh hưởng Ấn Độ nhưng đến đời Sư, Thiền bắt đầu có những đặc điểm riêng của Trung Quốc. Vì vậy mà có người cho rằng Sư mới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiền tại đây. Huệ Năng không chính thức truyền y bát cho ai, nên sau đó không còn ai chính thức là truyền nhân. Tuy nhiên Sư có nhiều học trò xuất sắc. Môn đệ chính là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng là hai vị Thiền sư dẫn đầu hầu như toàn bộ các dòng Thiền về sau. Cả hai dòng này cũng được truyền đến Việt Nam qua các vị như Thảo Đường, Nhất Cú Tri Giáo, Vô Ngôn Thông, Chuyết Công.

   Sư là tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là “Kinh”, một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền. Cũng nhờ Pháp bảo đàn kinh mà người ta biết được ít nhiều về Huệ Năng. Sư họ Lô (zh. R) sinh trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, lớn lên giúp mẹ bằng cách bán củi. Một hôm, trong lúc bán củi, nghe người ta tụng kinh Kim cương, Sư bỗng nhiên có ngộ nhập. Nghe người đọc kinh nhắc đến Hoằng Nhẫn, Sư liền đến tìm học. Hoằng Nhẫn nhận ra ngay căn cơ của Sư, nhưng không truyền pháp ngay, bắt tiếp tục chẻ củi, vo gạo. Truyền thuyết nổi tiếng về việc truyền tâm ấn cho Huệ Năng và việc phân đôi hai phái Thiền Nam-Bắc được kể lại như sau:

   Hoằng Nhẫn biết tới lúc mình phải tìm người kế thừa nên ra lệnh cho học trò mỗi người viết kệ trình bày kinh nghiệm giác ngộ. Cuối cùng chỉ có Thần Tú, một đệ tử với tri thức xuất sắc mới dám làm. Thần Tú viết bài kệ, so sánh thân người như cây Bồ-đề và tâm như tấm gương sáng và người tu hành phải lo lau chùi, giữ tấm gương luôn luôn được trong sáng. Sư đang làm việc trong bếp, nghe đọc bài kệ biết người làm chưa Kiến tính. Sư cũng nhờ người viết bài kệ của mình như sau:

o
R_
o
()m
Bồ-đề bản vô thụ,minh kính diệc phi đàiBản lai vô nhất vật,hà xứ hữu (nặc) trần ai?Bồ-đề vốn chẳng cây,gương sáng cũng chẳng phải là đàiXưa nay không một vật,nơi nào dính bụi trần?

   Nghe bài kệ, Hoằng Nhẫn biết căn cơ của Sư vượt hẳn Thần Tú, nhưng sợ di hại nên nửa đêm gọi Sư vào thất và vì Sư thuyết trọn kinh Kim cương. Đến câu “Đừng để tâm vướng víu nơi nào” (ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm o), Sư hoát nhiên đại ngộ. Ngũ tổ truyền y bát cho Sư và khuyên đi về phương Nam. Khi tiễn Sư xuống thuyền, Tổ muốn tự chèo đưa Sư sang sông, Sư bèn nói: “khi mê thầy độ, ngộ rồi tự độ” và tự chèo qua sông.

   Suốt 15 năm sau, Sư ở ẩn, và trong thời gian này vẫn là cư sĩ. Sau đó, Sư đến chùa Pháp Tính ở Quảng Châu. Đó là nơi sản sinh công án nổi tiếng “chẳng phải gió, chẳng phải phướn” (Vô môn quan, công án 29). Sau khi Sư chen vào nói “tâm các ông động” thì Ấn Tông, vị sư trụ trì của chùa hỏi Sư “Nghe nói y pháp Hoàng Mai đã truyền về phương Nam, phải chăng là hành giả?” Lúc đó Sư mới nhận mình là truyền nhân của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Ấn Tông sai người cạo đầu cho Sư, cho Sư gia nhập Tăng-già rồi xin nhận Sư làm thầy.

   Sau đó, sư bắt đầu giáo hoá ở chùa Pháp Tính, về sau về Bảo Lâm tự ở Tào Khê và thành lập Nam tông, trong lúc đó Thần Tú và đệ tử thành lập Bắc tông và cũng tự nhận là truyền nhân của Ngũ tổ. Nam tông cho rằng, giác ngộ là một sự nhảy vọt bất ngờ, mang tính trực giác trong lúc Bắc tông chủ trương dùng suy luận, tu tập dần dần theo chỉ dạy của kinh sách mà giác ngộ. Trong cuộc tranh chấp giữa hai phái đốn ngộ (ngộ ngay tức khắc) và tiệm ngộ này, Nam tông đã chứng tỏ sinh lực của mình, sản sinh vô số Đại sư và trở thành truyền phái đích thật của Phật pháp tại Trung Quốc. Phái Thần Tú chỉ vài thế hệ sau là khô kiệt.

    Với Huệ Năng, được xem là người “ít học” nhất lại được truyền tâm ấn, Thiền đã qua một bước ngoặt quyết định, trở thành Thiền tông Trung Quốc với sự ảnh hưởng ít nhiều của đạo Lão. Các hiền triết Lão giáo cũng là những người cười nhạo văn tự, họ đã có ảnh hưởng lên cái “bất lập văn tự” của Thiền tông để từ sự dung hợp này, tất cả các tông phái Thiền Trung Quốc ra đời. Với Huệ Năng và các vị Đại sư nối tiếp, Thiền tông Trung Quốc đi vào thời đại hoàng kim trong đời nhà Đường, nhà Tống. Và cho đến ngày nay, Thiền tông vẫn còn là nguồn cảm hứng sâu xa, vẫn là một pháp môn cho nhiều Phật tử.Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *