XUẤT GIA LÀ ĐẠI TRUNG- ĐẠI HIẾU

 

Vì sao nói xuất gia là ” đại trung – đại hiếu”?

Bởi lẽ, xuất gia đầu Phật là đã hiến thân cho công cuộc cứu người , giúp đời. Thế nên không thể cho là bất trung bất hiếu. Nhiệm vụ của người xuất gia là Hoằng Pháp Lợi Sinh . Công việc của người xuất gia là truyền bá  Phật pháp tới mọi người. Còn nói đến phụng sự quốc gia, không nhất định cứ phải làm ruộng và sinh sản mới là phụng sự . Người XUẤT GIA dùng giáo Pháp của Đức Phật để cải thiện lòng người, an ninh xã hội , khiến cho nhân dân bớt phạm pháp , và cuộc sống có thêm giá trị , như thế cũng có thể nói là phụng sự quốc gia , phục vụ xã hội một cách trực tiếp vậy. Đây gọi là” đại trung”.

Còn bảo xuất gia là bất hiếu với cha mẹ, thì điều đó chưa từng nghe thấy trong Phật Giáo. Xuất gia có nghĩa là ra khỏi cái nhà phiền não trong ba cõi. Nếu nói lên sự hiếu thuận cha mẹ, thì người xuất gia chân chính mới thật hiểu rõ ý nghĩa của chữ hiếu. Thông thường người đời tưởng hiếu thuận cha mẹ; là chỉ cung phụng cha mẹ về phương diện vật chất , như dâng các thức ăn ngon ngọt , hay may sắm quần áo tốt đẹp thế đã cho là hiếu kính rồi. Song xét kỹ thì hiếu kính đối với cha mẹ về phương diện vật chất chưa thể gọi được là hiếu thuận triệt để . Là vì cha mẹ tuy được tạm thời thỏa mãn ( thực ra không bao giờ thỏa mãn ) về phương diện vật chất, song những nỗi đau khổ của cha mẹ không thể do đó mà tiêu tan được , không ai tránh khỏi cái khổ già, ốm và chết. Người xuất gia hiếu kính cha mẹ, một mặt mong cha mẹ không thiếu thốn về vật chất, mặt khác lại khuyên cha mẹ tin lý nhân, quả, tội, phúc báo ứng , xa lánh các việc ác, chăm làm các điều thiện, mong cha mẹ thoát khỏi cái khổ sinh, tử mà hưởng sự yên vui vĩnh viễn, đó mới là hiếu thuận triệt để để.

Vì lẽ đó cho nên nói:” XUẤT GIA LÀ ĐẠI TRUNG- ĐẠI HIẾU”.

“Trọn đời xin khoác áo Cà Sa

An lạc đi trong ánh nắng tà

Danh lợi chẳng màng vui cửa Đạo

Bồ-đề cửa Phật trổ thêm hoa”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *